Kỹ thuật sáng tác Tẩu pháp Tẩu_pháp

Biến tấu Cung thể (Tonal variation)

  1. Chuyển cung (modulation): Phỏng diễn một nhạc tố ở một cung khác. Nhạc sĩ J. S. Bach thường sắp xếp các tẩu pháp của ông ở những cung gần (các cung trưởng và thứ nằm kề nhau trong vòng tròn công năng quãng năm).
  2. Chuyển thể (mutation): Phát biểu chủ đề hoặc đáp đề (hoặc những chất liệu sơ cấp khác) ở "thể" ngược lại. Thí dụ chủ đề ban đầu ở thể thứ (minor) và chủ đề sau ở thể trưởng (major) thì gọi là "chuyển thể".

Biến tấu Đối âm (Contrapuntal variation)

  1. Xiết chặt (stretto): Nhạc tố ở bè thứ nhì xuất hiện trước khi nhạc tố ở bè thứ nhất kết thúc. Nhạc tố có thể là chủ đề, đáp đề, phản đề, hoặc những phỏng diễn khác phát xuất từ giai điệu / tiết tấu.
  2. Khuếch đại / Thu hẹp (augmentation/diminution): Phát biểu nhạc tố với tiết tấu được tăng đôi hoặc chia đôi.
  3. Âm nền (pedal point): duy trì liên tục một cao độ, thường là âm trầm, tạo nên sự luân phiên giữa hoà âm thuận và hoà âm nghịch với các bè bên trên. Tẩu pháp rất thường sử dụng âm nền.
  4. Chuyển ngược (retrograde): (ít thấy) Phát biểu các nốt của nhạc tố "ngược trật tự".
  5. Nghịch đảo Giai điệu (melodic inversion): (contrary motion) Phát biểu nhạc tố với các quãng nhạc đi "ngược hướng" với nhạc tố nguyên thủy. Nếu tính chất của các quãng nhạc được giữ nguyên thì chuyển hành được gọi là "đối xứng qua gương".
  6. Chuyển tiến (sequence): Lặp lại nhạc tố ở "cao độ khác", bước cao hơn hoặc thấp hơn. Mỗi câu lặp lại được gọi là một "bước tiến". Chuyển tiến mà mỗi bước tiến tự nó có chứa một mẫu chuyển tiến được gọi là "làm tổ". Thủ pháp chuyển tiến của J. S. Bach có khuynh hướng trở thành biến tấu tiếp theo, với toàn bộ chuyển tiến bao gồm hai hoặc ba bước tiến, mỗi bước tiến có chứa hai hoặc ba đơn vị phụ trợ. Thí dụ: kỹ thuật chuyển tiến trong tác phẩm bút pháp đối xứng qua gương trong Nghệ thuật Tẩu pháp. Phần Chuyển tiến tự thân xuất hiện trong Chương Trình bày và có tiềm năng để khai triển.
  7. Nghịch đảo Đối âm (contrapuntal inversion): Phỏng diễn tay đôi hoặc tay ba. Tái hiện từng cặp bè (Đối âm kép đôi) hoặc ba bè (Đối âm kép) trong đó những bè đã xuất hiện sẽ được phân bố lại "khác thứ tự", nhờ đó tương quan quãng nhạc sẽ tạo nên sự thay đổi.

Thể loại Nghịch đảo Đối âm

  1. Đảo Quãng Tám: Quãng Bốn trở thành Quãng Năm, đồng âm trở thành Quãng Tám... Trong khi âm thanh quãng bốn song song, không thể đối âm nghịch đảo, và phỏng diễn tay đôi theo Quãng Tám phải tránh điều này. Xem bài Canon per Augmentationem in contrario Motu trong tác phẩm Art of Fugue là thí dụ về Đối âm Kép quãng tám.
  2. Đảo Quãng Mười (8va+3rd): các bước chuyển hành song song được tránh. Bởi vì bước song song ở nguyên vị thì được chấp nhận (vd: Q3 & Q6), nhưng sau khi nghịch đảo thì bị phạm lỗi (Q8 & Q5). Xem bài Canon alla Decima trong tác phẩm Art of Fugue.
  3. Đảo Quãng Mười Hai (8va+5th): Ngoại trừ Quãng ba, chuyển hành song song bị phạm lỗi sau khi nghịch đảo Quãng Mười Hai. Tuy nhiên, trong bài Canon alla Duodecima của tác phẩm Art of Fugue (có đặc tính của loại phỏng diễn tay đôi) tác giả sử dụng nhiều quãng ba song song.

Cách tính kiểu Nghịch đảo Đối âm

  1. Xác định quãng nào ở bè trầm sẽ được đảo lên.
  2. Xác định quãng nào ở bè cao sẽ được đảo xuống. Lưu ý: nếu bè nào được dự trù để thay đổi, bè cao sẽ trở nên thấp hơn và ngược lại, khi đó nghịch đảo đối âm không diễn ra được.
  3. Nếu bước một và hai ở từng bát độ riêng, khi đó đối âm kép là một quãng tám. Ngoài ra, lấy kết quả của bước một và hai, trừ cho 1.

Cách tính Quãng sau khi nghịch đảo

  1. Đối âm Kép @8va: Trừ 9 cho quãng nguyên thì tìm được quãng đảo. Thí dụ: quãng bốn đảo thành quãng năm.
  2. Đối âm Kép @10th: Trừ 11 cho quãng nguyên thì tìm được quãng đảo. Thí dụ: quãng bốn đảo thành quãng bảy.
  3. Đối âm Kép @12th: Trừ 13 cho quãng nguyên thì tìm được quãng đảo. Thí dụ: quãng bốn đảo thành quãng chín.